Trần nứt, kết cấu nhà bị nứt đã có VITEC® EP-05 – Nhựa Bơm Epoxy Độ Nhớt Thấp

Trần nứt, kết cấu nhà bị nứt đã có VITEC® EP-05 – Nhựa Bơm Epoxy Độ Nhớt Thấp
Ngày đăng: 29/07/2023 10:54 AM

VITEC® EP-05 dùng để bơm và chèn các lỗ, hốc và các vết nứt trong các kết cấu như cột, dầm, móng, sàn và các kết cấu giữ nước. Sản phẩm không chỉ hình thành một lớp ngăn sự thẩm thấu của nước hữu hiệu, mà còn là lớp kết nối giữa các thành phần bê tông với nhau, nhờ đó phục hồi lại cường độ ban đầu của kết cấu bê tông.

Do tác động của thời tiết khắc nghiệt, do các vấn đề trong thi công dẫn tới kết cấu bê tông cột thép bị nứt, bọng rỗng, và do lâu ngày bề mặt của bê tông sẽ bị nứt nẻ, bong rộp. Lúc này phương pháp bơm keo epoxy hoặc trét keo vitec SA01 epoxy  được xem là phương pháp tối ưu nhất để giải quyết hiệu quả cho vấn đề này. Vitec miền nam xin giới thiệu quý khách hàng quy trình thi công xử lý vết nứt bê tông bằng phương pháp bơm hoặc trét keo epoxy như sau

Bước 1: Dùng máy mài, cắt mở miệng vết nứt, khoan tạo đường dẫn để dễ dàng bơm keo epoxy vào

Bước 2: Sau khi cắt mở vết nứt vệ sinh bề mặt sạch sẽ bằng máy hụt bụi

- Pha trộn vật tư
 

• Bề mặt phải được làm sạch, không dính bụi bẩn, dầu mỡ và các tạp chất, không đọng nước.

• Trộn: Trộn hai thành phần với nhau bằng máy trộn điện có tốc độ thấp (dưới 600 vòng/phút), trộn đều cho đến khi hỗn hợp đạt độ đồng nhất.

• Có nhiều phương pháp thi công khác nhau, tùy thuộc vào tính chất công việc cần thực hiện. Xin vui lòng liên lạc với bộ phận kỹ thuật của VITEC để được hướng dẫn thêm.

– Chú ý :

+) Chiều rộng tối đa của vết nứt có thể bơm là 5mm

+) Nhiệt độ tối đa của nền là 30°C

+) Nhiệt độ tối thiểu của bê tông chuẩn bị bơm là 10°C

- Dùng vữa epoxy 02 thành phần trám trét phủ kín các vết nứt.

Bước 3:  Dùng máy bơm cao áp không chứa bọt khí bơm nén keo epoxy 02 thành phần vào các van dẫn.

Nguyên tắc bơm: Bơm từ thấp lên cao, từ trái qua phải... kiểm tra nhựa đầy khe hay không bằng nguyên tắc bình thông nhau, khi phát hiện keo xuất hiện tại vị trí liền kề sẽ chuyển đầu bơm qua điểm liền kề và lần lượt chuyển đến điểm cuối cùng, giữ máy hoạt động, kiểm tra một vài đầu neo để đảm bảo vật liệu đã đầy vết nứt, nén khoảng 350 – 400 kg/cm2 trong khoảng 15 – 30 giây và không thấy hao keo nữa thì dừng bơm.
 

 Dạng/Màu sắc:

+ Thành phần A: Lông Vàng nhạt

+ Thành phần B: Lỏng/Không màu

 Tỷ lệ trộn: Thành phần A:B = 1:3 (theo khối lượng)

• Khối lượng thể tích hỗn hợp: 1,05±0,05 kg/lit

 Thời gian cho phép thi công:

15 phút ở 40°C; 30 phút ở 30°C và 60 phút ở 20°C

 Cường độ chịu nén sau 28 ngày: ≥ 50 N/m

 Cường độ chịu uốn sau 28 ngày: ≥ 45 N/m

 Cường độ liên kết với bê tông (cắt trượt):

– Sau 02 ngày: ≥7,0 N/m

– Sau 14 ngày: ≥ 14,0 N/m

 Độ nhớt: 155±5 Cps ở 30°C

Bước 4: Sau 2 tiếng, kiểm tra các vị trí chưa bằng mặt sàn bê tông thì trét mài hoàn thiện

0
Zalo
Hotline