Nguyên nhân gây hiện tượng thấm tầng hầm
Để tìm được giải pháp và dịch vụ chống thấm hầm hiệu quả, trước tiên bạn cần tìm ra nguyên nhân gây tình trạng thấm tầng hầm. Nếu bạn thấy tầng hầm của ngôi nhà hoặc công trình bị thấm tầng hầm thì có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể các nguyên nhân đó như:
- Chống thấm sơ sài: có thể là do thiết kế chống thấm sơ sài khi thi công, kiến trúc sư thiếu chuyên nghiệp, không có chuyên môn nên không nắm rõ và đúng quy trình chống thấm. Công trình không được áp dụng phương pháp chống thấm tốt ngay từ đầu sẽ dẫn đến việc sau một thời gian ngắn đi vào sử dụng đã xuất hiện tình trạng thấm dột.
- Bê tông kém chất lượng: Chất lượng bê tông không đảm bảo, kém chất lượng gây ra hiện tượng thấm dột về sau. Như chúng ta đều biết, bản chất của bê tông rất đặc, chắc. Nếu được thi công đúng kỹ thuật, sẽ không có hiện tượng xuất hiện mao dẫn. Chỉ khi dùng vật liệu kém chất lượng thì sau thi công mới gây ra thấm dột.
- không đảm bảo đúng quy trình: Nếu như nhà thầu chọn dịch vụ chống thấm hầm với quy trình thi công kém chất lượng có thể sẽ tiết kiệm được chi phí do giá thành rẻ hơn. Tuy nhiên khi thi công theo kiểu chắp vá, thấm chỗ nào làm chỗ đó sẽ khiến việc chống thấm toàn bộ hạng mục không đảm bảo, việc chất lượng đi xuống và thấm dột là điều không thể tránh khỏi.
- Tầng hầm bị thấm nước: Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến tầng hầm bị thấm nước là do sự thay đổi thiết kế đột ngột hoặc sửa chữa công trình không đúng cách. Điều này khiến các mạch giữa sàn với chân tường hay điểm tiếp giáp ở các ống kỹ thuật đi xuyên dẫn đến các liên kết bị lỏng lẻo, cuối cùng là thấm dột. Bên cạnh đó cũng có thể do đường ống bị rò rỉ, lâu ngày không được phát hiện và xử lý kịp thời dẫn tới thấm dột.
- Do điều kiện khí hậu: khí hậu cũng là nguyên nhân dẫn tới thấm tầng hầm. Chúng ta đều biết, Việt Nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thi thoảng trong năm sẽ có những thời điểm nồm ẩm kéo dài. Độ ẩm trong không khí tăng cao công thêm sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa khá lớn gây phá hủy bề mặt và cấu trúc vật liệu. Từ đó, nước xâm nhập liên tục và gây hiện tượng thấm dột.
-
Trên đây là những nguyên nhân phổ biến gây thấm tầng hầm và cần đến dịch vụ chống thấm hầm chuyên nghiệp để khắc phục.
Tại sao cần sử dụng dịch vụ chống thấm hầm?
Bản chất của chống thấm tầng hầm là chống nước từ dưới nền lên và từ ngoài tường vào. Tức là chống thấm từ mọi hướng có nguy cơ ngấm nước vào trong tầng hầm. Có một số ý kiến cho rằng, việc sử dụng dịch vụ chống thấm hầm là không quá quan trọng nên thường bỏ qua.
Tuy nhiên, các chuyên gia Siêu thị chống thấm cho biết, để sở hữu một công trình bền lâu, việc chống thấm là vô cùng cần thiết. Điều này được lý giải như sau:
- Tầng hầm chính là nền móng cho toàn bộ công trình, hạng mục này phải chịu áp lực rất lớn. Do đó, nếu không được chú trọng chống thấm hầm ngay từ đầu dễ gây ảnh hưởng, thấm dột có thể làm giảm đi sự kiên cố của công trình dẫn tới việc xuống cấp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
- Tầng hầm thường nằm sâu dưới lòng đất, có thể chạm tới các mạch nước ngầm nên nguy cơ thấm ngược là rất lớn. Tầng hầm bị thấm dột có thể ảnh hưởng tới các hoạt động kinh doanh, hư hỏng nguyên vật liệu lưu trữ, hư hại hoặc cháy nổ xe.
- Tình trạng ẩm ướt do thấm dột kéo dài còn có thể tạo ra các vết loang lổ, rêu mốc rất mất thẩm mỹ. Do đó, việc chống thấm cho tầng hầm còn đảm bảo tính thẩm mỹ, giúp không gian được sạch sẽ và khô ráo.
Phân loại chống thấm tầng hầm
Tầng hầm bao gồm sàn đáy tầng hầm và tường vách hầm và khu vực mạch ngừng bê tông trong quá trình thi công tầng hầm, vì thế để công trình đạt hiệu quả chống thấm tốt nhất, chủ đầu tư cần chú trọng tới chống thấm tầng hầm đã có bề mặt thi công trước, sàn đáy và vách.
Chống thấm tầng hầm đã có bề mặt thi công trước
Phương pháp thi công này áp dụng cho những tầng hầm đã thi công xong và được chuẩn bị sẵn sàng. Phương pháp thi công cụ thể được áp dụng như sau:
- Loại bỏ hoàn toàn các tạp chất trên bề mặt tầng hầm
- Làm bằng phẳng bề mặt, loại bỏ các vết lồi, lõm bằng VITEC PUSeal – Keo Xảm Khe 1 TP Polyurethane
- Đảm bảo bề mặt thi công chống thấm sạch sẽ, bằng phẳng
- Với những vết nứt cần được sửa chữa lại, VITEC RM-01 – Vữa Sửa Chữa
-
Chống thấm sàn đáy tầng hầm bằng VITEC SEAL – Tinh Thể Thẩm Thấu với các ưu điểm tuyệt vời của sản phẩm với các thông số
Ưu Điểm Của VITEC® SEAL
- Kháng được hầu hết các chất xâm nhập có độ pH trong khoảng 3÷11 nếu tiếp xúc thường xuyên, và trong khoảng 2÷12 nếu tiếp xúc không thường xuyên
- Bảo vệ bê tông và thép khỏi hư hỏng
- Không độc hại, không hòa tan, không bốc hơi gây hại
- Bám dính hoàn toàn (bên trong) của bê tong nên không cần lớp phủ bảo vệ chống thấm cho bê tông
- – Bịt kín những vết nứt nhỏ bị co ngót trong bê tông và sẽ tái hoạt sau nhiều năm nếu có sự hiện diên của nước
- Không cần làm phẳng bề mặt hoặc lớp lót một cách tốn kém
- Không bị thủng, rách haowjc phân tách lại các đường nối như các chất bảo vệ khác
- Không cần lớp phủ bảo vệ, thi công ít tốn kém hơn
- Thi công đơn giản và dễ dàng
- Sử dụng rất hiệu quả trong các công trình ngầm (móng và tường vây, bể nước): Là lớp phủ chống thấm bên trong (chống thấm ngược) hoặc rắc bột trước khi đổ bê tông (chống thấm thuận)
1 > Đáy tầng hầm là vị trí tiếp xúc trực tiếp với đất nền xung quanh, đây cũng là điểm thấp nhất của công trình nên phải chịu áp lực thủy tĩnh lớn với biên độ chênh lệch nhiệt độ cao. Do vị trí có nhiều yếu tố tác động như vậy nên việc chống thấm cho sàn đáy tầng hầm là vô cùng quan trọng và cần thiết. -
Bên cạnh đó, đáy cũng là nơi phải chịu rung chấn, va chạm nếu xảy ra động đất. Việc sử dụng dịch vụ chống thấm hầm là cực kỳ quan trọng để gia tăng tuổi thọ cho công trình. Các chuyên gia khuyến cáo, việc thi công chống thấm đáy tầng hầm là việc làm cần thiết, cần thực hiện ngay trong quá trình xây dựng, thi công công trình.
Chống thấm vách tầng hầm
Ngoài chống thấm cho đáy tầng hầm thì chống thấm vách cũng được nhiều chuyên gia khuyến cáo nên thực hiện. Loại chống thấm này lại được phân thành 2 loại là chống thấm vách trong tầng hầm và chống thấm vách ngoài tầng hầm. Tùy vào đặc điểm và tình trạng của từng công trình để lựa chọn chống thấm vách trong hay vách ngoài.